Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn 4
    01205145389
  • Tư vấn: 093 23 24 138
  • Tư vấn 2: 0982 168 922
  • Hỗ trợ: 04667 3333 0
  • Hotline: 093 23 24 138

Sản phẩm xem nhiều

Thống kê

Số người đang online: 15
Số truy cập hôm nay: 6458
Tổng số người truy cập: 2417337


Sử dụng máy tính xách tay sao cho tốt nhất P3

Nếu do không may mắn, máy tính của bạn bị bệnh. Bạn phải mang máy tính của mình đi bảo hành, bạn hãy đọc những lời khuyên dưới đây để tránh những trường hợp xấu (ngoài ý muốn) xảy ra với bạn.

IV. Bảo hành

Nếu do không may mắn, máy tính của bạn bị bệnh. Bạn phải mang máy tính của mình đi bảo hành, bạn hãy đọc những lời khuyên dưới đây để tránh những trường hợp xấu (ngoài ý muốn) xảy ra với bạn.

Bảo hành máy tính

1. Công việc phải làm trước khi đem máy đi bảo hành

- Bạn hãy sao lưu (backup) tất cả dữ liệu trên máy vào một ổ cứng gắn ngoài hoặc một máy tính khác. Những dữ liệu của bạn sẽ không được đảm bảo khi bạn mang đến các trung tâm bảo hành. Nếu có sự mất mát dữ liệu thì chính bạn là người phải lãnh lấy hậu quả đầu tiên vì vậy câu “cẩn tắc vô áy náy” hoàn toàn đúng trong trường hợp này.

- Vệ sinh máy thật sạch trước khi đem đến các trung tâm bảo hành. Bởi vì, những người kỹ thuật không muốn làm trên những máy quá dơ bẩn. Ngoài ra, việc để máy quá dơ bẩn có thể là một lý do khiến các trung tâm bảo hành không nhận bảo hành cho máy của bạn.

- Bạn hãy chuẩn bị tất cả những giấy tờ, những phụ kiện cần thiết cho việc đi bảo hành máy. Hãy tưởng tượng khi bạn đến các trung tâm bảo hành, những nhân viên ở đó không chịu nhận bảo hành cho bạn do bạn thiếu những giấy tờ cần thiết. Bạn phải đi về lấy chúng, thật là mất thời gian đúng không?

- Trước khi mang máy đi bảo hành, bạn hãy cầm phiếu bảo hành lên và đọc kỹ mọi điều khoản (điều kiện) trên phiếu bảo hành. Sau đó xem xét lại máy của mình và đưa ra sự so sánh đánh giá điều kiện bảo hành với lỗi mà máy của bạn đang bị. Nếu những lỗi đó đáp ứng được điều kiện bảo hành thì bạn hãy tiếp tục đi. Nhưng nếu lỗi đó không trong điều kiện bảo hành, bạn hãy chuyển bị trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hãy vui vẻ chấp nhận những điều đó!

2. Khi mang máy đến trung tâm bảo hành

- Thông báo rõ tình trạng lỗi của máy với nhân viên kỹ thuật, nếu được bạn hãy liệt kê ra một tờ giấy và dán lên máy.

- Bạn yêu cầu nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại máy và thông báo rõ tình trạng lỗi của máy, thời gian được nhận lại máy.

- Kiểm tra kỹ các thông tin trên phiếu nhận bảo hành của trung tâm bảo hành và quan trọng hơn nữa là giữ phiếu bảo hành đó thật kỹ hoặc để vào một nơi an toàn tránh thất lạc.

3. Khi bạn nhận bàn giao máy bảo hành

- Gọi điện đến trung tâm bảo hành hỏi tình trạng của sản phẩm bạn gửi bảo hành trước khi qua lấy máy tránh tình trạng qua các trung tâm bảo hành bạn phải chờ đợi, xấu hơn nữa nhân viên ở đó trả lời bạn “sản phẩm anh chị gửi bảo hành chưa được!”

- Kiểm tra kỹ tình trạng của máy khi nhận máy.

- So sánh lại các thông tin trên phiếu nhận với thông tin hiện tại của máy:

  • Thông tin kỹ thuật sản phẩm ( Model của sản phẩm ) .
  • Thông tin về số serial.

V. Sửa chữa

Sửa chữa máy tính

1. Tìm kiếm nơi sửa chữa máy tính xách tay uy tín

- Khi máy tính của bạn gặp sự cố, mà thời hạn bảo hành của sản phẩm đã hết. Đầu tiên bạn hãy mang máy tính đến các trung tâm bảo hành để yêu cầu sự trợ giúp từ những nơi đó, có thể họ sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi đó giúp bạn hoặc họ tư vấn cho bạn những địa chỉ đáng tin cậy để có thể khắc phục những lỗi đang xảy ra.

- Hỏi người thân hoặc bạn bè hiểu biết về nghành công nghệ thông tin xem nơi nào sửa chữa nhiều kinh nghiệm và uy tín. Tiếp theo bạn hãy đặt ra những câu hỏi để có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đi sửa chữa máy.

- Đánh giá một vài cơ sở sửa chữa mà những người thân của bạn đã cho hoặc những trung tâm bảo hành đã giới thiệu. Trường hợp này bạn phải đánh giá hai thứ:

  • Kinh nghiệm và trình độ sửa chữa.
  • Uy tín của nơi đó: họ có hay “luộc” đồ không? họ chăm sóc có tốt không?…

2. Cách tốt nhất để bạn làm việc với những cơ sở sửa chữa đó

Tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình về nghề sửa chữa máy tính xách tay. Từ đó bạn có thể học hỏi tránh được những sai lầm không đáng có và giảm thiểu mức độ thiệt hại / số lần đi sửa chữa.

- Trước khi đem đi sửa bạn hãy đánh dấu những thiết bị trên máy hoặc ghi lại số serial của máy lại. Sau đó bạn lưu lại toàn bộ dữ liệu (backup) trên máy vào một ổ cứng hay vào một máy khác. Tránh trường hợp do sơ ý nhân viên kỹ thuật ở công ty sửa chữa xóa hết dữ liệu của bạn đi.

- Khi nhận bàn giao máy, bạn hãy mượn một chiếc bút dạ và ký đầy đủ vào những thiết bị trên máy. Ví dụ: bạn ký vào màn hình, vào RAM, vào HDD, lên main, vào ổ đĩa quang …

- Sau khi làm giấy tờ nhận bàn giao máy, bạn hãy kiểm tra so sánh lại tất cả các thông tin trên phiếu có đúng với thông tin trên máy không? Bạn nên yêu cầu nhân viên nhận máy ghi đầy đủ chi tiết số serial của từng thiết bị để tránh những vấn đề phát sinh không mong muốn giữa hai bên.

- Bạn nên để máy và tất cả những thiết bị trên máy như HDD, RAM, CD ROM lại dù người đó muốn trả lại để bạn cầm về. Vì ngoài việc kiểm tra sự cố chính ra, nếu bạn để tất cả những linh kiện còn lại ở lại thì nhân viên kỹ thuật có thể kiểm tra toàn diện hơn tránh việc bạn phải đi lại nhiều lần.

- Nên sử dụng điện thoại để giao dịch với bên sửa chữa về các thông tin như tình trạng của máy, giá thành khắc phục và thời gian khắc phục. Ngoài ra trước khi qua lấy máy bạn nên gọi điện trước cho bên sửa chữa để tránh tình trạng bạn qua đó mà máy chưa làm xong gây mất thời gian đi lại.

- Khi nhận máy cần kiểm tra và so sánh tất cả những thông tin trên phiếu, trên máy và những điểm bạn đã đánh dấu. Kiểm tra kỹ tình trạng của máy tại cửa hàng, vì theo lý khi bạn đã đi ra cửa hàng rồi thì những nơi sửa chữa không chịu trách nhiệm về máy của bạn. Vì vậy nếu có trường hợp phát sinh khi đó bạn là người sẽ chịu thiệt đầu tiên, bạn chỉ mong chờ vào sự uy tín của cửa hàng lúc này thôi.

- Một lời khuyên căn bản: “khi đi sửa chữa hoặc mua bán bất kỳ thứ gì, bạn hãy thật sự thoái mái. Có thể bạn soi xét kỹ nhưng bạn hãy soi xét với tâm trạng thực sự thoải mái”. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi: những người càng không thoải mái trong vấn đề mua bán thì càng gặp nhiều trục trặc phát sinh không mong muốn sau đó từ những sản phẩm và dịch vụ mình đã mua (sử dụng).