Cũng như mục đích chính của bài viết, chúng tôi muốn phân tích để các bạn kỹ thuật máy in hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của các bộ phận trong máy in để tránh hiểu sai dẫn đến nhiều sự cố trong sửa chữa. Cách phân biệt Rơle và Solenoid trong máy in
Trong cách dùng từ của đa số các bạn sửa máy in có 1 điểm sai: gọi dụng cụ điện từ điều khiển cơ cấu cấp giấy là rơle. Vậy sai ở chỗ nào? "rơ le" phiên âm từ "relais" (tiếng Pháp) hay "relay" (tiếng Anh) là tên gọi loại linh kiện điện có chức năng kiểm soát 1 dòng điện bằng cách đóng-cắt nó.
Rơle có hai loại chính: rơle điện từ và rơle bán dẫn. 1. Rơle điện từ (rơle có tiếp điểm): Đóng cắt dòng điện bằng cách chạm hay tách các tiếp điểm nhờ lực hút điện từ của 1 nam châm điện và lò xo đối kháng.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của Relay điện từ
Hình 2: Hình ảnh thực tế của relay điện từ trên thị trường
2. Rơle bán dẫn (rơle không có tiếp điểm): Đóng cắt dòng điện nhờ 1 mạch bán dẫn công suất.
Hình 3: Sơ đồ nguyên lý của một loại relay bán dẫn
Hình 4: Hình ảnh thực tế của relay bán dẫn trên thị trường
- Đặc điểm nhận dạng rơle nằm ở chức năng của nó: phải có 1 dòng điện bị điều khiển. - Như vậy với định nghĩa trên thì dụng cụ điện điều khiển cơ cấu cấp giấy trong máy in không thể gọi là rơle được. Vậy tên chính xác nó là gì? đó là "solenoid". “ Solenoid là một dụng cụ được tạo ra bởi một vòng dây dẫn điện quấn theo dạng hình trụ. Khi cho dòng điện chạy qua dây thì sẽ xuất hiện từ trường khá đều trong lòng ống. Cường độ từ trường sinh ra phụ thuộc vào cường độ dòng điện đi qua dây, số vòng dây trên một đơn vị đo chiều dài của ống dây và phụ thuộc vào kích thước của ống dây.”
Hình 5: Sơ đồ nguyên lý hoạt động solenoid
Sơ đồ một solenoid cho thấy cuộn dây dẫn điện và các đường sức từ được sinh ra khi có dòng đây chạy qua dây. Trong khi các đường sức từ bên ngoài rất thưa; bên trong ống các đường sức gần như song song và đều nhau. Trong kỹ thuật thì solenoid dùng để chỉ những dụng cụ có chức năng chuyển đổi năng lượng điện từ của cuộn dây thành 1 chuyển động thẳng.
Solenoid có hai loại: có lõi di động và có lõi cố định
1. Solenoid lõi di động: Lực hút điện từ của cuộn dây kết hợp với 1 lò xo trả về sẽ điều khiển lõi cuộn dây dịch chuyển qua lại 1 khoảng ngắn. Thường được ứng dụng trong các thiết bị van khí nén, van thủy lực.
Hình 6: Hình ảnh thực tế của solenoid lõi di động trên thị trường
2. Solenoid lõi cố định: Lực hút điện từ kết hợp với 1 lò xo trả về sẽ điều khiển 1 đòn bẩy cơ học thường được làm bằng kim loại cứng.
Hình 7: Hình ảnh thực tế của solenoid lõi cố định ( trong máy in )
Đặc điểm nhận dạng solenoid cũng nằm ở chức năng của nó: phải có lực điện từ tạo ra chuyển động thẳng (nếu chuyển động quay tròn thì là môtơ). Như vậy ta có thể thấy 1 rơle điện từ bao gồm 1 solenoid bên trong nó, hay có thể nói: rơle (điện từ) = solenoid (lõi cố định) + các tiếp điểm. Nhưng không có quyền gọi 1 solenoid (lõi cố định) là 1 rơle được. Nếu gọi là solenoid cấp giấy sợ khó hiểu thì gọi tạm là nam châm cấp giấy cũng được, mặc dù vẫn không chính xác: 1 nam châm thì không có bất cứ cái gì dịch chuyển cả. Đã dùng từ đi mượn của người khác thì phải dùng cho đúng. Đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật: dùng từ đúng sẽ hiểu đúng bản chất sự việc từ đó sẽ tiếp thu tốt, nắm vững tài liệu kỹ thuật và nâng cao tay nghề. Cũng như mục đích chính của bài viết, chúng tôi muốn phân tích để các bạn kỹ thuật máy in hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của các bộ phận trong máy in để tránh hiểu sai dẫn đến nhiều sự cố trong sửa chữa. Tài liệu được biên soạn bởi công ty TC VIỆT!
Công ty TC Việt luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm máy in cũ, máy in mới, linh kiện máy in giá rẻ và chất lượng hàng đầu. Inbox hoặc gọi 093 23 24 138 để được tư vấn và đặt hàng. Website http://tcviet.vn hoặc http://tcviet247.vn
|